Kỹ thuật cơ khí luôn là một trong những chuyên ngành nổi bật, được đào tạo với số lượng lớn hàng năm. Vậy ngành kỹ thuật cơ khí là gì? Học xong ra trường sẽ làm gì? Nếu bạn đang băn khoăn có nên lựa chọn ngành học này hay không, thì bài viết sau đây chắc chắn giúp ích cho bạn.
Mục lục bài viết
Ngành kỹ thuật Cơ khí là gì?
Ngành kỹ thuật cơ khí (KTCK) là ngành học lâu đời và có quy mô lớn nhất trong lĩnh vực cơ khí, kỹ thuật. Đây là ngành ứng dụng những nguyên lý vật lý để tạo ra máy móc, thiết bị và vật dụng hữu ích. KTCK áp dụng tất cả các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng trong vật lý. Từ đó, phân tích các hệ vật lý tĩnh, động khác nhau để phục vụ cho công tác thiết kế máy bay, ô tô, xe máy… (Tham khảo: Ngành cơ khí ô tô là gì?)


Thông dụng hơn, KTCK góp phần tạo ra những thiết bị điện lạnh, điện gia dụng vẫn thấy trong cuộc sống hàng ngày.
Có thể khẳng định, đây là một trong những nghề nghiệp quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống. Vì chúng tạo ra những thiết bị, phương tiện hiện đại để phục vụ hầu hết các nhu cầu của con người.
Theo ngành KTCK sẽ học những gì?
Thông thường, sinh viên theo học ngành này phải theo đuổi khối lượng lớn kiến thức . Có được kiến thức chung về giáo dục đại cương cũng như những kiến thức cơ sở.
Mục đích của ngành học này chính là xây dựng cho sinh viên kỹ năng thực hành cao. Sau khi ra trường, họ có thể dễ dàng vận hành, xây dựng, bảo trị hệ thống hay các thiết bị công nghệ. Đồng thời, tham gia nhiều công việc khác như thiết kế, xây dựng, phát triển, quản lý…
Các môn lý thuyết của ngành KTCK


Ngoài khối kiến thức đại cương thông thường, sinh viên nhóm ngành này còn cần học những kiến thức sau:
- Hình họa – vẽ kỹ thuật.
- Cơ sở lý thuyết vật liệu.
- Sức bền vật liệu.
- Nguyên lý – chi tiết máy.
- Cơ học lưu chất.
- Đồ án chi tiết máy.
- Kỹ thuật điện tử.
- Kỹ thuật điện.
- Công nghệ kim loại.
- Kinh tế công nghiệp.
- Quản trị chất lượng.
- Cơ sở vẽ thiết kế trên máy tính.
- Điều khiển tự động.
- Máy điều khiển chương trình số.
Các môn thực hành
- Thực tập hàn.
- Thực tập nguội.
- Thực tập máy công cụ.
- Thực tập xí nghiệp và thực tập tốt nghiệp chuyên ngành.
Hiện nay, ngành học này đang được đào tạo ở rất nhiều trường đại học, cao đẳng. Thật dễ dàng tìm thấy một cơ sở phù hợp để bắt đầu học tập và theo đuổi ngành kỹ thuật cơ khí.
Các khối tuyển sinh của ngành học KTCK


Các khối tuyển sinh của ngành này rất đa dạng. Các khối tuyển sinh bao gồm:
- A00: Toán – Vật Lý – Hóa Học.
- A01: Toán – Vật Lý – Tiếng Anh.
- B00: Toán – Hóa học – Sinh học.
- C01: Ngữ Văn – Toán – Tiếng Anh.
- D07: Toán – Hóa Học – Tiếng Anh.
Tùy từng trường, các khối tuyển sinh sẽ thay đổi theo chính sách riêng. Tuy nhiên với các khối tuyển sinh đa dạng của ngành KTCK, chắc chắn bạn sẽ có được lựa chọn phù hợp và bắt đầu theo đuổi lĩnh vực này.
Điểm chuẩn của ngành KTCK có cao không?
Điểm chuẩn ngành học này ở mức trung bình. Thông thường, nó nằm trong khoảng từ 15 điểm đến 23 điểm. Tùy quy mô của trường đại học, chính sách đào tạo mà mức điểm là cao hay thấp. Thêm nữa, giống như bất kỳ ngành nghề nào khác. Ngành KTCK cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi xu hướng học cũng như chỉ tiêu tuyển dụng từng năm.
Các trường tuyển sinh và đào tạo ngành KTCK tại nước ta
Là một ngành học lớn, KTCK được đào tạo ở nhiều trường đại học, cao đẳng khác nhau. Dưới đây, là một số trường trọng điểm mà nhiều sinh viên lựa chọn để theo học.
Tại khu vực miền Bắc
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Học viện kỹ thuật Quân Sự.
- Đại học Mỏ địa chất.
- Đại học Công nghiệp Dệt may.
- Đại học Công nghiệp Hà Nội.
- Đại học Công nghiệp Việt Hưng.
- Đại học Điện lực.
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
- Đại học Công nghiệp Quảng Ninh.
- Đại học Hùng Vương.
- Đại học Sao đỏ.
- Sư phạm kỹ thuật Nam định.
- Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên.
- Đại học Thái Bình.
- Trường cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội


Khu vực miền Trung
- Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh.
- Đại học SP – KT – ĐH Đà Nẵng.
- Đại học Nha Trang.
- Đại học Nông Lâm – Đại học Huế.
Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí khu vực phía Nam
- ĐH Công nghiệp TPHCM.
- ĐH Nông lâm.
- ĐH Công nghệ.
- ĐH GTVT.
- ĐH Trà Vinh.
- ĐH Sư phạm KT Vĩnh Long.
- ĐH Tiền Giang.
- ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu.
- ĐH Tôn Đức Thắng
- ĐH Cửu Long.
- ĐH Lạc hồng.
Học ngành KTCK ra trường làm gì?
Cơ hội việc làm cho ngành KTCK rất lớn. Nếu như theo học ngành học này, sau khi nhận được bằng kỹ sư hoặc các bằng cấp khác liên quan. Bạn sẽ có vô số những lựa chọn về nghề nghiệp tương lai.
Kỹ sư vận hành
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đăng ký trở thành kỹ sư vận hành, bảo trì, thiết kế hay sửa chữa thiết bị cơ khí tại các đơn vị. Các kỹ sư vận hành sẽ làm việc trong các nhà máy sản xuất, gia công. Công việc của họ là vận hành máy móc hoặc lập trình sản xuất cho các cơ sở sản xuất gia công…


Chuyên viên tư vấn
Đây cũng là vị trí nhiều sinh viên cơ khí kỹ thuật hướng đến sau khi ra trường. Mọi người có thể tìm việc tư vấn, làm cán bộ quản lý hay điều hành, nghiên cứu kỹ thuật tại các công ty, nhà máy hay trường đại học có chuyên ngành này.
Quản lý
Khi đã có đủ kinh nghiệm, bạn có thể theo đuổi vị trí quản lý tại các nhà máy, xí nghiệp. Từ đó, coi sóc quy trình chế tạo, lắp ráp hay sửa chữa kỹ thuật cơ khí tại các dây chuyền khác nhau. Đây là một vị trí quan trọng đòi hỏi chuyên môn cao của người ứng tuyển.
Chuyên viên vẽ kỹ thuật
Những bản vẽ kỹ thuật có vai trò quan trọng trong ngành cơ khí . Nó giúp việc chế tạo, lắp ráp được chính xác, theo đúng quy định, đảm bảo những thông số, yêu cầu cần thiết. Đây cũng là một công việc tiềm năng và có mức thu nhập rất cao của ngành học này.
Chuyên viên lắp đặt – lắp ráp
Việc lắp đặt, lắp ráp góp phần hoàn thiện các sản phẩm kỹ thuật. Hiện tại, những nhà máy, khu công nghiệp hay công ty, công trình, khu chế xuất đều tuyển dụng vị trí này rất nhiều. Đặc biệt, yêu cầu điểm kinh nghiệm với vị trí này cũng không quá cao nên mọi người có thể dễ dàng tìm được một vị trí tuyển dụng phù hợp dù mới ra trường.
Chuyên viên Gia công


Vị trí này thực hiện những công việc như phay, tiện, cắt, chấn gấp... Đây là bước cơ bản để gia công vật liệu, sản phẩm về với hình dáng mong muốn. Tại các công ty cơ khí, các khu công nghiệp đều cần những chuyên viên giàu kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng công việc.
Mức lương ngành kỹ thuật có cao không?
So với mặt bằng chung, mức lương dành cho sinh viên theo học ngành này sau khi ra trường ở mức khá cao. Ngay khi tốt nghiệp, sinh viên có thể kiếm được từ 6 đến 8 triệu/ tháng. Khi đã có tay nghề ổn định, mọi người hoàn toàn có thể tìm kiếm nhiều công việc tiềm năng với mức lương lên tới 15 – 20 triệu một tháng.
Chính vì vậy, đây được xem là một ngành học tiềm năng. Do nhu cầu sử dụng lao động lĩnh vực cơ khí rất cao. Ngành kỹ thuật cơ khí sẽ luôn là một trong những ngành học HOT nhất. Nếu bạn đang băn khoăn có nên thi vào ngành này hay không, đừng lo lắng mà hãy bắt đầu ngay nhé.
Lời kết
Với bài viết này, Alpha Tech đã giúp bạn nắm được những thông tin về ngành kỹ thuật cơ khí. Có thể thấy, đây thực sự là một trong những ngành học tuyệt vời. Nếu có bất kỳ điều gì băn khoăn, đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Là một công ty chuyên gia công cơ khí cho các doanh nghiệp chế tạo máy và các doanh nghiệp FDI trong và ngoài nước. Chắc chắn chúng tôi sẽ giúp cho bạn có được nhiều thông tin hữu ích
Thông tin liên hệ Alpha Tech:
- Địa chỉ: Lô 3 – Khu công nghiệp Di Trạch – Hoài Đức – Hà Nội – Việt Nam.
- Số điện thoại: 0902 132 912 – 024 3200 8308
- Email: Kinhdoanh@alpha-tech.vn – Lamnn@alpha-tech.vn