Ngành cơ khí chế tạo máy và tương lai ổn định trong xã hội

Nganh co khi che tao may

Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Ngành cơ khí chế tạo máy được đẩy mạnh đào tạo tại các trường đại học. Nhưng cung vẫn không đủ cầu. Nếu lựa chọn theo ngành học này, chắc chắn bạn sẽ có một tương lai ổn định với mức thu nhập cao. Vậy bạn đã biết những gì về ngành học đang HOT này?

Ngành cơ khí chế tạo máy là gì?

Là một ngành quan trọng để phát triển nền công nghiệp của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Cơ khí chế tạo máy (CKCTM) là quá trình sản xuất cơ khí tạo ra các máy móc phục vụ sản xuất và đời sống con người. Nó  bao gồm hai mảng sản suất chuyên biệt là gia công cơ khí và sản xuất chế tạo máy.

Ngành cơ khí chế tạo máy có rất nhiều cơ hội việc làm tốt
Ngành cơ khí chế tạo máy có rất nhiều cơ hội việc làm tốt

Các kỹ sư theo đuổi ngành này chính là người tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất cơ khí như chuẩn bị công cụ, dụng cụ để sản xuất, tổ chức sản xuất, sắp xếp máy móc, nhân công, sản xuất chế tạo và nhiều công đoạn khác. Họ là nhân tố chính góp phần tối ưu hóa quy trình sản xuất. Từ đó đảm bảo tính kinh tế, đạt hiệu quả kinh doanh và thúc đẩy nền công nghiệp phát triển.

Xem thêm: Kỹ sơ cơ khí là gì?

Sinh viên ngành cơ khí chế tạo máy sẽ học gì?

 Chương trình đào tạo ngành học này tại Việt Nam luôn được xem trọng.  Hiện nay rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp, trường nghề đào tạo ngành học này.

Tại các trường đào tạo, trước khi được học chuyên ngành, các sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, chính trị, pháp luật, Quốc phòng – An ninh khoảng 2 năm. Sau đó, học các kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên môn về chế tạo cơ khí. Tìm hiểu các môn học về công nghệ chế tạo máy, kỹ thuật đo lường, dung sai lắp ghép, chi tiết máy, sức bền vật liệu, vật liệu cơ khí, máy công cụ, công nghệ CNC… Toàn bộ chương trình học đều được tích hợp lý thuyết với thực hành.

Sinh viên sẽ có được nhiều kiến thức cần thiết
Sinh viên sẽ có được nhiều kiến thức cần thiết

 Sau khi ra trường, các kỹ sư sẽ được trang bị những kỹ năng cần thiết để tham gia thiết kế, chế tạo máy. Đồng thời có kiến thức về hệ thống, cách vận hành, quy trình gia công toàn bộ  vấn đề liên quan tới những sản phẩm cơ khí. Thêm vào đó, họ sẽ có các kiến thức về quản lý, kỹ năng vận hành, bảo dưỡng thiết bị. Và cả những kiến thức về giới hạn mục tiêu thiết kếqua các điều kiện ràng buộc, tư duy xử lý thông tin cùng nhiều kỹ năng khác. Nhờ đó, các bạn trẻ có rất nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với ngành học của mình.

 Xem thêm:

Những cơ hội việc làm dành cho sinh viên của ngành CKCTM

 Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư ra trường sẽ có đầy đủ năng lực, kiến thức chuyên môn. Từ đó, dễ dàng đáp ứng được nhiều vị trí công việc khác nhau. Một số vị trí việc làm các kỹ sư chế tạo máy có thể đảm nhiệm:

Các công việc bên trong các nhà máy sản xuất cho ngành cơ khí chế tạo máy

  • Kỹ sư lập trình gia công cho máy CNC phục vụ gia công CNC trong công việc sản xuất.
  • Kiểm tra bản thiết kế, gia công các chi tiết, gia công chế tạo máy móc dây chuyền sản xuất.
  • Kỹ sư thực hiện quy trình khai thác chức năng, bảo dưỡng các loại máy móc hay thiết bị cơ khí tại những nhà máy, xưởng sản xuất lớn.
  • Theo dõi việc sản xuất, thúc đẩy và làm báo cáo tiến độ sản xuất đúng thời hạn.

Công việc ngành cơ khí chế tạo máy ở phòng kỹ thuật

Nhiều sinh viên ngành cơ khí chế tạo máy hướng đến việc trong phòng kỹ thuật
Nhiều sinh viên ngành cơ khí chế tạo máy hướng đến việc trong phòng kỹ thuật
  • Phân tích, bóc tách chi tiết các thiết kế khác nhau trong ngành cơ khí.
  • Lập quy trình công nghệ riêng biệt để chế tạo từng sản phẩm khác nhau.
  • Thực hiện thiết kế 3D các khuôn mẫu dùng trong cơ khí.
  • Hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật cho khách hàng của mình khi có những thắc mắc, vấn đề khác nhau liên quan tới kỹ thuật.

Công việc tại vị trí giám sát hay lắp đặt

  • Kỹ sư giám sát, thực hiện lắp đặt các thiết bị khác nhau trong nhà máy.
  • Kỹ sư chịu trách nhiệm những công việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc hay dây chuyền sản xuất trong các nhà máy, cơ quan khác nhau.
  • Thực hiện tổ chức quản lý thi công kết cấu, lắp đặt thiết bị, đường ống hay giàn giáo dùng trong xây dựng, thi công.

Những công việc liên quan tới vận hành

Mọi người cũng có thể tham gia vận hành máy móc
Mọi người cũng có thể tham gia vận hành máy móc
  • Giám sát quy trình vận hành máy móc, thiết bị tại những nhà máy thủy điện, nhiệt điện.
  • Theo dõi, giám sát quy trình vận hành tại cá dây chuyền sản xuất xi măng.
  • Giám sát, theo dõi quy trình vận hành của dây chuyền tại những nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp. Hay thực hiện giám sát sản xuất các sản phẩm tiêu dùng khác nhau nhằm phục vụ cuộc sống.

Mức lương cho ngành cơ khí chế tạo có cao không?

 Hiện tại, mức thu nhập dành cho lao động thuộc ngành này khá cao. Tại các KCN, mức lương trung bình cho các sinh viên mới ra trường khoảng từ 5-8 triệu đồng/tháng. Khi tay nghề và chuyên môn được nâng cao, mức lương có thể tăng lên 10-20 triệu. Một số sinh viên có ngoại ngữ tốt, sở hữu chuyên môn cao lựa chọn đi xuất khẩu lao động thì mức lương có thể lên đến 30-50 triệu đồng/tháng. Nói chung, mức lương lĩnh vực này hiện nay tương đối ổn định. Tùy thuộc vào yêu cầu công việc, năng lực cũng như kinh nghiệm làm việc mà bạn sẽ được trả công xứng đáng. 

Những trường nổi tiếng chuyên đào tạo ngành học này

 Để theo học ngành nghề này thì cần phải trải qua kì thi tuyển sinh vào các trường theo các khối A, A1 và K. Trên cả nước có rất nhiều trường học để bạn lựa chọn. Nếu học chương trình Kỹ sư Chế tạo máy hệ 5 năm. Bạn có thể tham khảo một vài trường trọng điểm quốc gia được Nhà nước ta chú trọng đầu tư phát triển như:

  • Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải.
  • Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội.
  • Học viện kỹ thuật quân sự.
  • Trường đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng.
  • Trường đại học Bách Khoa, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
  • Trường đại học kỹ thuật công nghiệp, đại học Thái Nguyên.
  • Trường đại học Hàng Hải Việt Nam.
  • Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội

Ngoài các trường trên thì còn một số trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề có đào tạo ngành cơ khí chế tạo máy. Việc lựa chọn trường học nào thì tùy thuộc vào các yếu tố ưu tiên riêng của mỗi người. Nhưng, hãy lựa chọn những trường đào tạo có cơ sở vật chất tốt.  Đảm bảo được thực hành nhiều song song với việc học kiến thức. Để khi ra trường, các bạn có đầy đủ kiến thức, năng lực và kinh nghiệm để có thể bắt tay ngay vào các công việc trong thực tế.

Lời kết

Nếu yêu thích, đừng ngần ngại theo đuổi ngành học này nhé
Nếu yêu thích, đừng ngần ngại theo đuổi ngành học này nhé

Nếu bạn là người có sức khỏe, đam mê ngành cơ khí thì đừng ngại ngần theo đuổi nó. Ngành cơ khí  nói chung và chế tạo máy nói riêng trong 5 10 năm tới sẽ rất phát triển. Nhất là khi Việt Nam đang chuẩn bị đón “sóng” dịch chuyển đầu tư sản xuất sau khi dịch Covid-19 bùng phát.  Nếu đã, đang và sẽ có ý định theo ngành cơ khí , bạn hoàn toàn có thể yên tâm và tin tưởng vào tương lai. Chắc chắn bạn sẽ tìm được một công việc phù hợp, có cơ hội phát triển và thăng tiến nhanh trong sự nghiệp.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho các bạn. Để được tư vấn chi tiết hơn, hãy liên lạc với chúng tôi. Cơ khí Alpha Tech là đơn vị chuyên gia công cơ khí chính xác, gia công chi tiết máy. Chúng tôi sẽ có rất nhiều thông tin giúp ích được cho bạn.

Thông tin liên hệ Alpha Tech:

  • Địa chỉ nhà xưởng: Lô 3 – Khu công nghiệp Di Trạch – Hoài Đức – Hà Nội – Việt Nam.
  • Số điện thoại: 0902 132 912 – 024 3200 8308
  • Email: Kinhdoanh@alpha-tech.vn  –  Lamnn@alpha-tech.vn

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không hiển thị với mọi người.*