Cách vệ sinh bề mặt sắt thép được dùng nhiều nhất hiện nay

cach ve sinh sat thep hieu qua

 Cách vệ sinh bề mặt sắt thép luôn là những điều bạn cần phải biết khi bạn làm trong một công ty gia công cơ khí. Bề mặt sắt, thép càng sạch thì khả năng bảo vệ càng cao, sản phẩm tạo ra càng bền đẹp. Đây là bước vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua được trong quá trình sản xuất bất kì một sản phẩm nào bằng sắt thép.

Dưới đây, Cơ khí Alpha Tech sẽ giới thiệu với bạn 4 phương pháp làm sạch sắt thép được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Vì sao việc làm sạch bề mặt sắt thép lại quan trọng?

Sắt và thép không giống như nhôm, đồng hay inox. Các sản phẩm làm từ sắt, thép rất dễ bị gỉ nếu không được xử lý sơn tĩnh điện hay mạ kẽm. Và gỉ sét sẽ làm cho sản phẩm nhanh chóng bị ăn mòn và hỏng hóc.

Đánh sạch gỉ sét là cách cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm
Đánh sạch gỉ sét là cách cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm

Thế nhưng, để quá trình hoàn thiện được hiệu quả cao, bất cứ một sản phẩm bằng sắt thép nào, sau khi trải qua các bước gia công: cắt, chấn, hàn hoàn thiện cũng cần phải xử lý bề mặt trước sơn. Có 4 nguyên nhân chính lý giải cho việc phải thực hiện các công việc này là:

  • Thứ nhất, nó giúp sơn bám dính tốt hơn vào bề mặt sắt thép.
  • Thứ hai là giúp loại bỏ mầm mống gỉ sét một cách sạch sẽ và gia tăng tuổi thọ của sản phẩm.
  • Thứ ba là giúp làm tăng khả năng bảo vệ vật liệu của lớp sơn chống ẩm, chống gỉ trên bề mặt sắt thép.
  • Cuối cùng là làm sạch bề mặt sẽ làm tăng độ thẩm mỹ cho sản phẩm trước và cả sau khi sơn.

 Chính vì vậy, quá  trình làm sạch sắt thép có ý nghĩa rất quan trọng trong quy trình gia công cơ khí.

Những cách vệ sinh bề mặt sắt thép hiệu quả nhất

Phương pháp 1: Thủ công

 Với những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, việc làm sạch bề mặt kim loại sẽ được thực hiện bằng cách thủ công. Thợ sẽ dùng bàn chải sắt chuyên dụng, giấy nhám… để làm sạch những lớp gỉ sét bám trên bề mặt sản phẩm.

Cach ve sinh be mat sat thep
Sử dụng các dụng cụ mài như giấy nhám là phương pháp phổ biến để làm sạch kim loại

Ưu điểm của hình thức này chính là giá thành rẻ, dễ thực hiện. Tuy nhiên, thời gian thực hiện kéo dài và không phù hợp với khối lượng sản phẩm lớn. Phương pháp này cũng chỉ phù hợp với những sản phẩm bằng phẳng, không quá nhiều chi tiết.

 > Xem thêm: Tìm hiểu về đặc điểm của đồng và ứng dụng của nó.

Phương pháp 2: Sử dụng hóa chất tẩy – Cách vệ sinh bề mặt sắt thép

 Những loại hóa chất làm sạch kim loại giờ đây đã trở nên rất phổ biến. Có tác dụng tẩy rửa nhanh chóng, dễ dàng loại bỏ gỉ sắt mà không tốn nhiêu công sức.

 Tuy nhiên, những hóa chất này thường độc hại cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã cho thấy nó có tác động xấu tới hệ hô hấp, da người. Ngoài ra, nó còn gây hại cho môi trường và không khí.

 Chính vì vậy, việc sử dụng hóa chất tẩy gỉ cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Phương pháp này chỉ phù hợp với những xưởng sản xuất cỡ vừa và lớn. Nằm ở vị trí cách biệt với khu dân cư và phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

 > Xem thêm: Đặc điểm của gang là gì? Những điều bạn nên biết về gang.

Phương pháp 3: Bắn nước siêu cao áp

 Vòi phun nước siêu cao áp khi bắn thành lực mạnh có thể dễ dàng loại bỏ lớp gỉ sét và chất bẩn bám trên bề mặt sắt thép. Thông thường áp lực được sử dụng sẽ nằm trong khoảng từ 1.800 Bar trở lên mới đảm bảo hiệu quả làm sạch.

 Phương pháp bắn nước siêu cao áp được áp dụng rộng rãi nhờ khả năng làm sạch nhanh chóng, hiệu quả. Hơn nữa, nó cũng rất thân thiện với môi trường, không gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là chi phí sử dụng cao. Vì thế khá khó áp dụng với các xưởng cơ khí nhỏ lẻ.

 > Xem thêm: Nhiệt độ nóng chảy là gì và những điều bạn cần biết.

Phương pháp 4: Vệ sinh bề mặt sắt thép bằng cách phun hạt mài

Đây không chỉ phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong các ngành công nghiệp ở nước ta mà nó còn rất phổ biến ở các nước phát triển trên thế giới. Đó là bởi khả năng làm sạch của nó được đánh giá cao. Tốn ít sức người trong quá trình thực hiện. Quá trình làm sạch diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của con người. Nếu  như quá trình thực hiện không tuân thủ các quy định về môi trường làm việc và xử lý chất thải.

Làm sạch bề mặt sắt thép bằng phương pháp phun hạt mài
Làm sạch bề mặt sắt thép bằng phương pháp phun hạt mài

 Hiện nay, có 2 loại hạt mài được sử dụng phổ biến là cát khô hoặc bi công nghiệp. Nên có thể chia phương pháp này thành hai phương pháp nhỏ hơn là: 

  • Làm sạch bề mặt kim loại bằng phương pháp phun cát.
  • Làm sạch bề mặt kim loại bằng máy phun bi.

 Tìm hiểu thêm về những dịch vụ gia công cơ khí phổ biến:

Các tiêu chuẩn làm sạch bề mặt sắt, thép

Vệ sinh bề mặt sắt thép là một công đoạn hết sức quan trọng và cần thiết trong gia công cơ khí. Do đó để đạt được hiệu quả cao, chúng ta cần phải nắm rõ các tiêu chuẩn về các cấp độ làm sạch kim loại.

Hiện nay, có rất nhiều tiêu chuẩn về làm sạch bề mặt kim loại. Tuy nhiên tiêu chuẩn thông dụng nhất là:“ tiêu chuẩn chuẩn bị cho bề mặt thép”. Ký hiệu là SIS 05 5900-1967. Được soạn thảo bởi Viện nghiên cứu ăn mòn Thụy Điển hợp tác với Hiệp hội kiểm tra và vật liệu Hoa kỳ (ASTM) cùng Ủy ban nghiên cứu sơn cấu trúc thép (SSPC). Tiêu chuẩn này chỉ ra nhiều cấp độ làm sạch khác nhau:

  • Các cấp độ làm sạch bề mặt bằng phương pháp thủ công (cạo, dùng bàn chải…). Được ký hiệu bắt đầu bằng chữ “St”. Ví dụ như St 2; St3.
  • Còn làm sạch bằng phương pháp phun hạt mài là “Sa” (Sa 1; Sa 2; Sa 2.5; Sa 3).

Các bước vệ sinh bề mặt sắt thép

Đối với bề mặt thép mới

Các bước làm sạch được tiến hành theo thứ tự như sau:

  • Dùng giẻ tẩm dung môi làm sạch để tẩy sạch các vết bẩn và dầu mỡ bám trên bề mặt thép.
  • Dùng vòi phun nước để rửa sạch các cặn bẩn còn sót lại. Sau đó làm khô bằng giẻ lau hoặc thổi khí nén.
  • Sau đó sử dụng máy mài giấy nhám hoặc phương pháp phun hạt mài để tẩy các gỉ sét, vẩy hàn…
  • Cuối cùng làm sạch lại bề mặt lần nữa bằng giẻ lau hoặc khí nén.
Sử dụng máy mài giấy nhám để lấy gỉ sét, vẩy hàn
Sử dụng máy mài giấy nhám để lấy gỉ sét, vẩy hàn

Lưu ý: Bề mặt thép sau khi làm sạch theo các bước trên đây sẽ bị gỉ sét trở lại rất nhanh chóng. Vì vậy, để ngăn quá trình gỉ sét bụi bẩn bám trở lại cần phải sơn ngay càng sớm càng tốt một lớp sơn chống gỉ trên bề mặt sắt thép vừa làm sạch.

Đối với bề mặt sắt thép có lớp sơn cũ hoặc bị gỉ sét nhiều

Các bước làm sạch sẽ được tiến hành theo thứ tự tương tự như đối với bề mặt sắt thép mới. Tuy nhiên, sau khi dùng vòi phun dể rửa sạch các cặn bẩn bám trên bề mặt kim loại. Người ta sẽ dùng nạo, hoặc phun nước áp lực cao để loại bỏ bớt lớp gỉ, và lớp sơn cũ. Sau đó mới dùng súng phun cát, máy mài hoặc giấy nhám …để tẩy hết lơp sơn cũ hoặc các vết gỉ, vẩy hàn…

Một lưu ý cũng giống như các bước trên là bề mặt sau khi vệ sinh cũng cần phải sơn ngay một lớp sơn chống gỉ.

Nên sử dụng phương pháp nào để làm sạch bề mặt sắt thép?

 Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu với bạn 4 cách vệ sinh bề mặt sắt thép phổ biến nhất hiện nay. Tùy từng trường hợp, quy mô sản xuất mà mọi người cần cân nhắc. Từ đó, lựa chọn được giải pháp phù hợp với việc thi công của mình.

 Trong trường hợp bạn có băn khoăn, hãy liên hệ ngay với Cơ khí Alpha Tech. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ tư vấn hoàn toàn miễn phí và cung cấp những giải pháp tốt nhất cho bạn.

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ CHÍNH XÁC ALPHA TECH VIỆT NAM

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không hiển thị với mọi người.*