Cách làm sạch bề mặt kim loại nhanh và hiệu quả

cach-lam-sach-be-mat-kim-loai

Lựa chọn được cách làm sạch bề mặt kim loại nào phù hợp là vô cùng cần thiết. Bởi làm sạch và xử lý bề mặt kim loại không chỉ giúp sản phẩm đẹp hơn. Mà nó còn giúp cho kim loại khi mang đi sơn mạ, lớp sơn được bám chắc hơn, có chất lượng cao hơn.

Dưới đây, Cơ khí Alpha Tech sẽ chia sẻ các cách làm sạch kim loại nhanh và hiệu quả. Để từ đó có thể lựa chọn ra được một phương pháp làm sạch phù hợp nhất.

Xử lý bề mặt kim loại có ý nghĩa như thế nào?

 Bề mặt kim loại sạch thì sản phẩm gia công từ kim loại mới đẹp. Nhất là nếu kim loại ấy cần mang đi sơn mạ. Việc chuẩn hóa bề mặt có vai trò quyết định đến chất lượng của lớp sơn mạ. Nếu bề mặt kim loại vẫn còn có các rỉ sét, bụi, cáu cặn, dầu mỡ và các tạp chất khác, lớp sơn sẽ không bám đều lên kim loại. Chất lượng bề mặt sơn không đạt tiêu chuẩn. Dù sử dụng sơn cao cấp đến đâu cũng sẽ thất bại, lớp sơn cũng sẽ không đều, mịn, bị rỗ và châm kim. Chưa kể đến khi sử dụng, lớp sơn này sẽ nhanh bong tróc và không bền màu.

Bề mặt kim loại sạch là cần thiết đối với việc sơn phủ, gia công hoàn thiện
Bề mặt kim loại sạch là cần thiết đối với việc sơn phủ, gia công hoàn thiện

 Chính vì vậy, quá trình làm sạch kim loại rất cần thiết. Nó là khâu quan trọng trong quy trình hoàn thiện một sản phẩm cơ khí nhằm đảm bảo chất lượng thẩm mỹ và tuổi thọ của chúng.

 Xem thêm: Các phương pháp hàn kim loại phổ biến bậc nhất.

Cách làm sạch bề mặt kim loại nhanh và hiệu quả nhất

Có rất nhiều cách xử lý bề mặt kim loại được chia sẻ trên các diễn đàn cơ khí. Nó phụ thuộc vào giá cả, kích cỡ, hình dạng, bề mặt vật liệu… Tùy theo tình hình và điều kiện của xưởng mà bạn có thể lựa chọn theo các các sau:

1. Cách làm sạch bề mặt kim loại bằng vải khô và dung dịch tẩy rửa.

 Bề mặt sản phẩm kim loại thường tồn tại nhiều bụi bẩn, tạp chất khác nhau. Đây là điều không thể tránh khỏi khi gia công kim loại. Lúc này, trước khi giao hàng hay đem đi sơn, công việc của bạn chỉ cần:

  • Thực hiện loại bỏ dầu mỡ, bụi bẩn, tạp chất dính trên sản phẩm, chi tiết kim loại. Bằng cách sử dụng những mảnh vải khô, sạch chà nhám nhẹ bề mặt. Sau đó, lau sạch lại bằng những dung dịch chuyên dụng. Bước này giúp làm bóng, sạch bề mặt kim loại. Còn nếu  đem đi sơn sẽ tạo độ bám dính cho kim loại.
  • Có một lưu ý nhỏ dành cho bạn là để loại bỏ hoàn toàn các loại bụi bẩn bám trên kim loại. Hãy dùng các dung dịch làm sạch, sản phẩm chuyên dùng được khuyến nghị trong lĩnh vực cơ khí. Nó sẽ làm sạch một cách nhanh chóng mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng của chi tiết. Ví dụ như Axeton là dung dịch tuyệt vời để làm sạch inox bóng gương.
Cách làm sạch bề mặt kim loại bằng khăn lau và hóa chất là cách đơn giản và thông dụng nhất
Cách làm sạch bề mặt kim loại bằng khăn lau và hóa chất là cách đơn giản và thông dụng nhất

2. Khi có lớp sơn cũ đã bong tróc thì xử lý ra sao?

 Trong trường hợp bề mặt kim loại có những lớp sơn cũ đã bị giảm chất lượng. Bạn cần phải loại bỏ lớp sơn cũ này đi. Nếu số lượng cần xử lý ít thì bạn có thể sử dụng các phương pháp thủ công như: chải tay, cạo bằng dao hoặc bán chải sắt, giấy nhám… Tuy nhiên, các phương pháp này không chỉ tốn nhiều công sức mà còn ô nhiễm môi trường do bụi bẩn bay ra. Và nhiều khi làm sạch theo cách này, độ mịn, độ nhám của kim loại cũng bị ảnh hưởng khiến bề mặt kim loại không được đồng đều.

 Cách thứ hai để loại bỏ lớp sơn bong tróc hay được các chuyên gia trong lĩnh vực cơ khí áp dụng là phương thức làm sạch điện phân. Ưu điểm của những phương pháp này là mang lại hiệu quả cao. Bề mặt kim loại cho độ sạch, độ mịn, độ nhám cao với thời gian thực hiện cực nhanh. Nhưng nó cũng có nhược điểm là chi phí nhân công, vật tư sử dụng và đầu tư ban đầu lớn. Chính vì vậy,  phương pháp này chỉ phù hợp ở các đơn vị gia công đánh bóng kim loại chuyên dụng có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại.

 Xem thêm: Có mấy phương pháp cắt kim loại tấm?

3. Làm sạch bề mặt kim loại khi chúng bị rỉ sét

 Không chỉ nhằm hỗ trợ quá trình sơn, để bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ cho các sản phẩm kim loại. Việc loại bỏ rỉ sét và phục hồi kim loại về nguyên trạng ban đầu rất quan trọng. Kim loại sạch bóng, không bong tróc, gỉ sét thì sản phẩm mới đẹp. Khi đem đi sơn mới đạt độ bám dính tốt, đều màu. Vậy trường hợp này phải xử lý như thế nào?

Cách làm sạch bề mặt kim loại khi bị gỉ sét
Dùng bàn chải để làm sạch bề mặt bị gỉ sét là cách đơn giản và rất dễ thực hiện

 Nếu kim loại bỉ gỉ sét, cách đơn giản và dễ làm nhất là sử dụng bàn chải và dụng cụ chà nhám. Sau đó phủ lên một lớp sơn lót chất lượng cao. Nó vừa có khả năng chống rỉ rất tốt vừa che khuất được chỗ rỉ và khuyết điểm trên bề mặt kim loại. Từ đó biến chúng thành các bề mặt không bị rỉ, sạch bóng đạt yêu cầu về chất lượng.

 > Xem thêm: Cách chống rỉ cho bề mặt kim loại hiệu quả nhất!

4. Cách làm sạch bề mặt kim loại khi có các lỗ nhỏ và lõm trên bề mặt.

Quá trình gia công, đặc biệt là hàn, thì không thể tránh hết được các lỗi như lộ mối hàn, hay xuất hiện vết lõm trên bề mặt kim loại. Điều đó khiến kim loại không đạt được độ mịn, bóng và độ bám dính tốt. Để sửa chữa lỗi này thì có một phương pháp rất đơn giản đó là chà nhám bằng giấy nhám xếp. Sau đó, khi bề mặt kim loại đạt đến mức độ mong muốn, hãy lau bằng chất tẩy nhờn trộn.

 Đối với những lỗ nhỏ không đáng kể, cách tốt nhất là bơm hỗn hợp gốc epoxy lên trên bề mặt vết lõm. Trong trường hợp có những vết lõm lớn, bạn nên độn chất epoxy và hợp chất cần thiết vào cạnh lỗ. Sau đó, cắt một miếng sợi thủy tinh vừa khít vào trong lỗ làm chất độn. Cuối cùng phủ lớp Epoxy lên bề mặt để làm nó bằng phẳng.

Ngoài ra còn một cách đơn giản khác là hàn bù vào các vết lõm hoặc lỗ nhỏ đó. Sau đó dùng giấy nhám xếp để đánh bóng phần hàn sẽ xử lý triệt để được lỗi này.

5. Sử dụng hóa chất để làm sạch kim loại

Hiện nay, việc dùng hóa chất để làm sạch kim loại đang là một trong những giải pháp tốt nhất. Sử dụng các hóa chất xử lý sẽ góp phần cải thiện được bề mặt kim loại, tạo khả năng bám dính cho những lớp phủ sơn mới. Đồng thời góp phần tăng khả năng chống ăn mòn của những lớp dầu, sáp…

Một số hoá chất được ứng dụng khá phổ biến rộng rãi trên thị trường hiện nay như: Phosphating sắt, Phosphating kẽm, ZTCoat Nano Cr+3… Các hóa chất này sẽ loại bỏ hoàn toàn đi lớp gỉ sét, bụi bẩn, tạp chất bám trên bề mặt kim loại. Đây là cách mang lại hiệu quả cao, có nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên chỉ phù hợp với các đơn vị chuyên gia công xử lý mài, đánh bóng làm sạch kim loại.

Lời kết

 

Bạn cần tư vấn thêm hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ gia công cơ khí hãy liên hệ với chúng tôi
Bạn cần tư vấn thêm hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ gia công cơ khí hãy liên hệ với chúng tôi

Trên đây là các cách làm sạch bề mặt kim loại thông dụng và phổ biến thường hay sử dụng. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ nắm rõ được các biện pháp xử lý làm sạch kim loại. Để từ đó lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp. Nếu bạn đang cần tư vấn thêm hoặc có nhu cầu sử dụng các dịch vụ gia công kim loại, hãy liên hệ ngay với Cơ khí Alpha Tech. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ bạn.

Thông tin liên hệ Alpha Tech:

  • Địa chỉ: Lô 3 – Khu công nghiệp Di Trạch – Hoài Đức – Hà Nội – Việt Nam.
  • Số điện thoại: 0902 132 912 – 024 3200 8308
  • Email: Kinhdoanh@alpha-tech.vn  –  Lamnn@alpha-tech.vn

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không hiển thị với mọi người.*